Xin chào các em, cô xin giới thiệu, cô là Đinh Thị Huệ, giảng viên Bộ môn Quản trị Kinh doanh, Hoa Kinh tế, Trường Đại học Tành Nguyên và Môi trường Hà Nội. Chào mừng các em đến với bài giảng điện tử của học phần Quản trị Chiến lược. Đây là một học phần chuyên ngành rất quan trọng dành cho sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh.
Đầu tiên là một bài nét giới thiệu về học phần này. Học phần Quản trị Chiến lược là học phần thuộc Quản lý của Bộ môn Quản trị Kinh doanh, số tiến trị của học phần. Dành cho các bạn. sinh viên ngành quản trị kinh doanh là 3 tiến trị, tương đương với 45 tiết học ký thuyết trên lớp.
Hình thức thi đang áp dụng là hình thức tự luận mở, thời gian thi là 90 phút. Để phục vụ cho việc học tập thì ngoài bài dạng điện tử của môn học này thì các em có thể học dựa vào 3 cuốn sách đã được xuất bản là Giáo trình Quản trị Chiến lược của tác giả Ngô Kim Thanh. Thứ 2 Khái luận về quản trị chiến lược của Fred David Thứ ba, quản trị chiến lược, bài tập và nghiên cứu tình huống của tác giả Bùi Văn Danh, Nguyễn Văn Dung, Lê Quang Khôi Đây sẽ là những tài liệu rất quan trọng để các em tìm hiểu cả về lý tuyết và bài tập cũng như những ứng dụng của nó trong công tác quản trị chiến lược trong thực tế Mục tiêu của môn học được khái quát qua 3 nội dung sau đây Thứ nhất Môn học giúp người học trình bày được các vấn đề căn bản của quản trị chiến lược, vai trò của quản trị chiến lược. Thứ hai, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế phát sinh trong quá trình quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp hiện nay. Thứ ba, cung cấp cho người học năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ để có thể tự chủ trong công việc của mình.
Các chuẩn đầu ra người học cần đạt được sau khi kết thúc học phần này được chia thành 3 mảng kiến thức. Chuyển đầu ra về kiến thức, chuyển đầu ra về kỹ năng và chuyển đầu ra về năng lực tự chủ và trách nhiệm. Về chuyển đầu ra về mặt kiến thức, người học hiểu được các vấn đề căn bản về các hoạt động quản trị chiến lược, cụ thể là vai trò của quản trị chiến lược, viễn cảnh của doanh nghiệp, phái niệm và bản chất của lợi thế cạnh tranh, phân biệt được các chiến lược cấp doanh nghiệp, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và chiến lược cấp chức năng. Chuyển đầu ra về kỹ năng. vận dụng sáng tạo những vấn đề cơ bản của quản trị chiến lược, phân tích các mục tiêu chiến lược và có các quyết định hoạch định chiến lược phù hợp, lựa chọn mục tiêu chiến lược phù hợp với doanh nghiệp, chuyển đổi ra với năng lực tự chủ và trách nhiệm, có năng lực về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản trị chiến lược, năng lực phân tích, tập hợp, tự thích nghi với sự thay đổi của môi trường, năng lực xây dựng kế hoạch, định hướng cho tương lai.
Đối với phương pháp kiểm tra đánh giá, các em sẽ có 2 bài kiểm tra, tức là 2 đầu điểm thành phần. Mỗi bài kiểm tra chiếm trọng số 20%, 1 điểm thi kết thúc học phần chiếm trọng số 60%. Trong 2 đầu điểm thành phần sẽ là tổng hợp của điểm thiên cần, điểm bài kiểm tra và điểm bài tập ở trên lớp.
Hình thức thi áp dụng là hình thức tự luận mở. Sau đây cô xin giới thiệu sơ qua về môn học này. Môn học gồm có 9 chương, cụ thể như sau. Chương 1, Tổng quan về Quản trị Chiến lược. Chương này sẽ cung cấp cho các em nội dung căn bản nhất về môn Quản trị Chiến lược.
Chương 2, Nghiên cứu về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Bắt đầu từ chương 3 đến chương 9, chúng ta sẽ nghiên cứu các nội dung của Quản trị Chiến lược. Trong đó, chương 3 là bản tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp. Chương 4 Năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh Chương 5 Chiến lược cấp doanh nghiệp Chương 6 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và cấp chức năng Chương 7 Lựa chọn và tổ chức thực hiện chiến lược Chương 8 Bánh giá và điều chỉnh chiến lược Chương 9 Chiến lược trong môi trường toàn cầu Vậy sau đây chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu chương đầu tiên của học phần quản trị chiến lược các bạn nhé Chương 1 Tổng quan về quản trị chiến lược. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu 2 nội dung chính.
Nội dung thứ nhất là khái quát về chiến lược. Nội dung thứ hai, khái niệm, vai trò của quản trị chiến lược. Chương 1 sẽ giúp cho chúng ta mô tả khái niệm của chiến lược, quản trị chiến lược, giải thích vai trò của quản trị chiến lược, diễn giải các nội dung của quản trị chiến lược ở các kía cạnh như đặc trưng, vai trò, mô hình của quản trị chiến lược. Chương 1 sẽ là chương giúp cho các em có những hiểu biết cơ bản nhất dành cho môn học quản trị chiến lược. Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu thế nào là chiến lược, chiến lược kinh doanh có những đặc trưng gì và có các trực cấp chiến lược nào.
Chúng ta đi tìm hiểu nội dung đầu tiên, mục 1.1 Khái quát về chiến lược. Trước tiên chúng ta đi tìm hiểu chiến lược là gì, khái niệm chiến lược có từ thời Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ này vốn có nguồn gốc sâu xa từ quân sự, nghĩa là vai trò của các vị tướng trong quân đội. Sau đó phát triển. tiện thành nghệ thuật của các tướng lĩnh nói đến các kỹ năng hành xử và tâm lý của tướng lĩnh đến khoảng năm 330 trước công nguyên chiến lược dùng để chỉ kỹ năng quản trị để khai thác các lực lượng để đè bẹp đối phương và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục.
Trong kinh doanh có nhiều quan niệm khác nhau về chiến lược mỗi khách khái niệm ít nhiều có những quan niệm khác nhau tùy thuộc vào quan niệm của mỗi thác giả ta có thể hiểu chiến lược là tiến trình xác định mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức, phương hướng hành động và phân bổ các nguồn tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó. Ví dụ, mục tiêu của các bạn là tốt nghiệp Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Vậy bạn phải làm gì để đạt được mục tiêu đó? Chiến lược cho các bạn là phải học tập chăm chỉ đầy đủ, vượt qua các kỳ thi của nhà trường.
Như vậy, chúng ta thấy mỗi bạn có những mục tiêu khác nhau. Hành động khác nhau và điều kiện khác nhau để đạt được mục tiêu của mình thì đó là chiến lược. Vậy chiến lược có những đặc trưng gì?
Chúng ta sang nội dung thứ 2, Đặc trưng của chiến lược kinh doanh. Đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh là Đặc trưng đầu tiên, chiến lược kinh doanh luôn mang tính định hướng. Chiến lược kinh doanh là việc xác định mục tiêu. mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, phương thức hành động để đạt được mục tiêu.
Như vậy, chúng ta có thể thấy chiến lược là do những nhà quản trị đề ra. Trong đó, nó xác định mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp, nên trong nó luôn mang định hướng chung của cả doanh nghiệp. Đặc trưng thứ hai, chiến lược kinh doanh luôn tập trung vào các quyết định lớn, quan trọng về kinh doanh, về ban lãnh đạo công ty, thậm chí về một người đứng đầu doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xác định được mục tiêu rồi, thì doanh nghiệp cần xác định phương thức hành động để đạt được mục tiêu đó. Nên các chiến lược luôn tập trung vào các quyết định lớn, quan trọng của doanh nghiệp.
Đặc trưng thứ ba, chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên cơ sở các lợi thế so sánh của công ty. Lợi thế so sánh là những thế mạnh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Khi xây dựng mục tiêu và phương thức hành động, doanh nghiệp cần xây dựng dựa trên thế mạnh mà doanh nghiệp có để sớm đạt được mục tiêu của mình. Đặc trưng thứ tư, tính toàn cục, chiến lược kinh doanh là sơ đồ tổng thể về sự phát triển của doanh nghiệp.
Nó quyết định quan hệ của doanh nghiệp với môi trường khách quan. Tính toàn cục của chiến lược kinh doanh thể hiện trên 3 mặt. Thứ nhất, chiến lược kinh doanh phải phù hợp với xu thế phát triển toàn cục của doanh nghiệp. Thứ hai, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với xu thế phát triển của đất nước về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội trong một thời kỳ nhất định. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với trào lưu hội nhập kinh tế thế giới.
Tính toàn cục của chiến lược kinh doanh đòi hỏi về xem xét tất cả các bộ phận của doanh nghiệp, phải phân tích tình hình của toàn doanh nghiệp, hoàn cảnh quốc gia, hoàn cảnh quốc tế. Nếu không có quan điểm toàn cục thì không thể có được chiến lược kinh doanh tốt. Đặc trưng thứ 5, tính nhìn xa.
Trước kia, nhiều doanh nghiệp vì không có quy hoạch, chiến lược, gặp việc gì, làm việc ấy, chạy theo phong trào, nên làm việc gì, nên làm việc rất khí vả mà không hiệu quả. Một trong những nguyên nhân của tình hình đó chính là không nắm được xu thế phát triển của doanh nghiệp. Do đó, muốn xây dựng được chiến lược kinh doanh tốt thì phải làm công tác dự báo xu thế phát triển về kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Một chiến lược kinh doanh thành công thường là một chiến lược dựa trên cơ sở dự báo đúng.
Ví dụ, xây nhà, nếu như có bản thiết kế trước, chúng ta sẽ thấy được ngôi nhà trong tương lai. Còn nếu như không có bản thiết kế trước, làm đến đâu, thiết kế đến đó, thì ngôi nhà sẽ không đẹp được như ý. Đặc trưng thứ 6, tính cạnh tranh.
Nếu không có cạnh tranh thì không cần thiết phải xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh. Do đó, tính cạnh tranh là đặc trưng bản chất nhất của chiến lược kinh doanh. Trong thời đại hiện nay, Không có doanh nghiệp nào là không hoạt động trong môi trường cạnh tranh Vì vậy, chiến lược kinh doanh phải nghiên cứu làm thế nào để doanh nghiệp có được ưu thế cạnh tranh hơn so với đối thủ để giành được thắng lợi trong cạnh tranh.
Đặc trưng thứ 7, tính rủi ro. Chiến lược kinh doanh là kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, nhưng môi trường kinh doanh thì luôn thay đổi. Thời gian của chiến lược càng dài thì các nhân tố không chắc chắn của hoàn cảnh khách quan càng nhiều.
Rủi ro của chiến lược sẽ càng lớn. Đặc trưng thứ 8, Tính chuyên nghiệp, sáng tạo, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể căn cứ vào thực lực của bản thân để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp với sở trường và thế mạnh của mình. Tránh những ngành mà doanh nghiệp lớn có thế mạnh để giữ được vị trí độc quyền trong lĩnh vực mà mình có thế mạnh. Đại đa số doanh nghiệp làm được như vậy đều thành công, phát triển và phồn vinh, nhưng tiến bộ kỹ thuật và cạnh tranh thị trường là không có giới hạn.
phải không ngừng du nhập hoặc phát triển kỹ thuật tiên tiến thích hợp. Đặc trưng thứ 9, tính ổn định tương đối. Ổn định không có nghĩa là cố định, bắt biến, mà chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải có tính ổn định tương đối trong một thời kỳ nhất định.
Nếu không, nó sẽ không có ý nghĩa chỉ đạo đối với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. Môi trường khách quan và hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp là một quá trình vận động không ngừng. Chiến lược kinh doanh cũng phải có khả năng điều chỉnh.
Phù hợp với hoàn cảnh khách quan, chiến lược kinh doanh không thể thay đổi một sớm một chiều mà nó phải ổn định tương đối. Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu đặc trưng của chiến lược kinh doanh. Vậy ai là người đề ra chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp? Chiến lược kinh doanh có những cấp chiến lược nào? Chúng ta đi tìm hiểu nội dung tiếp theo.
Các cấp chiến lược Chiến lược có thể được quản lý ở nhiều cấp khác nhau trong một doanh nghiệp. Nhưng thông thường chỉ có 3 cấp chiến lược cơ bản. Thứ nhất, chiến lược cấp công ty hay còn gọi là chiến lược cấp doanh nghiệp. Chiến lược cấp doanh nghiệp xây dựng chiến lược tổng quát, xác định ngành kinh doanh hoặc các ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ phải tiến hành. Tại mỗi ngành kinh doanh, xác định đặc trưng để ra các chính sách phát triển và những trách nhiệm của nó đối với cộng đồng của doanh nghiệp.
Thứ hai, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh. Cấp đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là các bộ phận trực thuộc của một doanh nghiệp. Nó có thị trường, có đối thủ cạnh tranh, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh riêng so với các bộ phận khác. Trong doanh nghiệp, có nhiều bộ phận khác nhau, kinh doanh các loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau, có hoạt động trên các thị trường, khu vực khác nhau.
Mỗi bộ phận này đều phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển phù hợp với thị trường cạnh tranh của bộ phận đó. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh tập trung vào các bộ phận khác nhau. chung vào việc cải thiện vị thế cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh hoặc là kết hợp sản phẩm thị trường mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh.
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh bao gồm chủ đề cạnh tranh mà doanh nghiệp lựa chọn để nhấn mạnh cách thức mà nó tự định vị vào thị trường để đạt lợi thế cạnh tranh và các chiến lược định vị khác nhau có thể sử dụng trong các bối cảnh khác nhau của mỗi ngành. Ví dụ Vingroup kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực kinh doanh có những chiến lược riêng.
Chiến lược kinh doanh trên mỗi lĩnh vực là chiến lược cấp đơn vị kinh doanh. Thứ ba là chiến lược cấp chức năng. Đây là nơi tập trung hỗ trợ cho chiến lược cấp công ty và chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
Cấp này xây dựng các chiến lược cụ thể theo từng chức năng và lĩnh vực quản trị, tập trung vào việc quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực của doanh nghiệp và của mỗi đơn vị, thành viên. Các chiến lược chức năng được phát triển nhằm thực hiện thành công chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và từ đó thực hiện thành công chiến lược cấp doanh nghiệp. Chúng ta vừa tìm hiểu khái quát về chiến lược. Vậy chiến lược kinh doanh là gì? Chiến lược kinh doanh có những vai trò gì đối với doanh nghiệp?
Chúng ta sang nội dung thứ 2, 1.2, Khái niệm, vai trò của quản trị chiến lược. Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu Khoản trị chiến lược là gì? Thì như chúng ta đã biết, chiến lược là xác định mục tiêu, là xác định phương thức hành động để đạt được mục tiêu dựa trên sự phân bổ nguồn lực hợp lý.
Khoản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của tổ chức và tận dụng tối đa các nguồn lực khác nhau của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Như vậy, khoản trị chiến lược là tổng hợp các hoạt động, hoạch định. tổ chức, thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh chiến lược kinh doanh diễn ra lặp đi lặp lại. theo hoặc không theo chu kỳ, thời gian, nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tận dụng được mọi thời cơ, cơ hội, cũng như hạn chế hoặc xóa bỏ các nguy cơ, cạm bẫy trên con đường thực hiện các mục tiêu của mình.
Vậy quản trị chiến lược có vai trò gì đối với doanh nghiệp? Chúng ta sang nội dung thứ 2, vai trò của quản trị chiến lược. Vai trò thứ nhất. Quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn chiến lược, sứ mạng và mục tiêu của mình. Muốn quản trị chiến lược có hiệu quả, các tổ chức phải quản lý hệ thống thông tin, môi trường kinh doanh.
Tăn cứ vào đó, các nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướng biến động của môi trường kinh doanh và xác định cái đích mà doanh nghiệp cần đạt được trong tương lai, những gì cần phải làm để đạt được mục tiêu lâu dài. Vai trò thứ hai, quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp. luôn có các chiến lược tốt, thích nghi về môi trường. Chiến lược, nó là những giải pháp tổng quát, mang tính định hướng, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu dài hạn.
Chiến lược được hình thành dựa vào các thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và được lựa chọn theo một tiến trình mang tính khoa học. Đồng thời, trong quá trình quản trị chiến lược, các nhà quản trị luôn giám sát những biến động của môi trường kinh doanh và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết. Vì vậy, Khoản trị chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp luôn có chiến lược tốt, thích nghi với môi trường. Vai trò thứ ba, khoản trị chiến lược giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết định nhằm khai thác kịp thời các cơ hội, ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trong môi trường bên ngoài, phát huy các điểm mạnh, giảm thiểu các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh luôn thay đổi. Nó thường tạo ra các cơ hội và nguy cơ cho các doanh nghiệp. Quá trình quản trị chiến lược buộc các nhà quản trị phải phân tích, dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai gần cũng như là tương lai xa. Nhờ đó mà các nhà quản trị có khả năng nắm mắt tốt hơn các cơ hội và dự tính trước các nguy cơ. Từ đó đưa ra các quyết định mang tính chủ động.
Mặt khác, điểm mạnh và điểm yếu luôn tồn tại trong doanh nghiệp. Do đó, nếu quản trị chiến lược tốt, doanh nghiệp sẽ luôn phát huy. và tận dụng được hết điểm mạnh để tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời phục được điểm yếu để hạn chế rủi ro. Vai trò thứ tư, quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn so với không quản trị.
Các công trình nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp nào vận dụng quản trị chiến lược tốt thì đạt được kết quả tốt hơn so với doanh nghiệp không vận dụng quản trị chiến lược. Điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp vận dụng quản trị chiến lược Sẽ không gặp phải các vấn đề trong kinh doanh mà nó sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước được các vấn đề có thể xảy ra, nắm bắt kịp thời các cơ hội, tránh né được các nguy cơ. Trên đây là vai trò của quản trị chiến lược. Vậy quản trị chiến lược có các bước thực hiện như thế nào? Chúng ta sang nội dung tiếp theo Các mô hình quản trị chiến lược.
Có 2 mô hình quản trị chiến lược là mô hình quản trị chiến lược tổng quát. và mô hình quản trị 3 giai đoạn quản trị chiến lược. Trước tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu mô hình quản trị chiến lược tổng quát. Mô hình này chia toàn bộ chu kỳ quản trị chiến lược thành 9 bước cụ thể như sau. Bước 1. Nghiên cứu triết lý kinh doanh, mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Bước này thực hiện việc nghiên cứu triết lý kinh doanh, các mục tiêu và các nhiệm vụ cụ thể của doanh nghiệp. Mặt khác, bên cạnh việc nghiên cứu triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, Doanh nghiệp còn phải nghiên cứu ý đồ, quan điểm cũng như mong muốn của lãnh đạo doanh nghiệp ở thời kỳ kinh doanh chiến lược. Bước 2. Phân tích môi trường bên ngoài. Mục tiêu của bước này là xác định được cơ hội và nguy cơ có thể xuất hiện trong thời kỳ kinh doanh chiến lược. Muốn vậy, doanh nghiệp phải sử dụng các công cụ, phương tiện, kỹ thuật phân tích và dự báo thích hợp.
Việc xác định cơ hội, nguy cơ có chính xác hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lựa chọn. chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bước 3. Phân tích môi trường bên trong Phân tích môi trường bên trong nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
Muốn vậy, phải biết sử dụng các công cụ, kỹ thuật thích hợp và tận dụng những điểm chủ yếu nhằm xác định chính xác doanh nghiệp mạnh, yếu ở đâu, kết quả phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu có chính xác hay không. cũng là một trong những nhân tố quyết định đến thất lượng của bước tiếp theo. Bước 4. Xét lại mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược. Dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ở các bước tiếp theo mà đánh giá lại xem mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược là gì. Các mục tiêu, nhiệm vụ này có còn phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ đã xác định khi xây dựng doanh nghiệp hay phải thay đổi.
Nếu phải thay đổi thì mức độ thay đổi nhiều hay ít, theo hướng mở rộng, thu hẹp hay phải thay đổi cả nhiệm vụ kinh doanh. Bước 5. Quyết định chiến lược kinh doanh Quyết định chiến lược kinh doanh Chính là bước xác định và lựa chọn chiến lược kinh doanh cụ thể cho thời kỳ chiến lược. Tùy theo phương pháp xây dựng chiến lược cụ thể mà doanh nghiệp sử dụng các kỹ thuật xây dựng và đánh giá để quyết định chiến lược tối ưu cho thời kỳ chiến lược.
Tiến hành phân phối các nguồn lực. Phân phối các nguồn lực là việc phân bổ các nguồn lực sản xuất cần thiết trong quá trình tổ chức thực hiện chiến lược đã xác định. Bước 7. Xây dựng các chính sách kinh doanh phù hợp.
Các chính sách kinh doanh là các chính sách gắn trực tiếp với từng lĩnh vực hoạt động, chức năng như marketing, sản xuất, v.v. Các chính sách là cơ sở để các doanh nghiệp tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch kinh doanh trong thời kỳ chiến lược. Để xây dựng các chính sách kinh doanh phù hợp, đòi hỏi phải nắm vững các kỹ năng, kỹ thuật hoạch định chính sách ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Bước 8. Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
kế hoạch ngắn hạn hơn. Tùy theo độ ngắn của thời kỳ chiến lược mà triển khai xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn hơn cho phù hợp. Điều kiện cơ bản của các kế hoạch này là phải có thời gian ngắn hơn thời gian của thời kỳ chiến lược.
Khi các kế hoạch đã được xây dựng, nhiệm vụ tiếp theo là tổ chức thực hiện các kế hoạch đó. Bước 9. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh. Kiểm tra đánh giá là hoạt động không thể thiếu nhằm xác định xem môi trường kinh doanh đã thay đổi như thế nào. Với các thay đổi đó thì có cần thay đổi, điều chỉnh chiến lược kinh doanh hay không? Muốn vậy, các nhà quản trị phải sử dụng các kỹ thuật kiểm tra đánh giá thích hợp với từng đối tượng để quyết định điều chỉnh chiến lược.
Trên đây là mô hình quản trị chiến lược tổng quát. Chúng ta sang mô hình thứ 2, mô hình 3 giai đoạn quản trị chiến lược. Trình tự tiến hành hoạt động quản trị chiến lược được mô tả thành 3 giai đoạn.
Hình thành chiến lược, thực thi chiến lược, đánh giá và điều chỉnh chiến lược. Giai đoạn thứ nhất, hình thành chiến lược. Ở giai đoạn này, các nhà quản trị sử dụng các phương pháp, công cụ, phương tiện thích hợp nhằm hoạch định chiến lược.
Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là nghiên cứu các nhân tố bên ngoài, bên trong doanh nghiệp để xác định mặt yếu, mặt mạnh, thời cơ cũng như thách thức. Phân tích tổng hợp bằng công cụ thích hợp, xác định mục tiêu, lựa chọn và quyết định chiến lược. Giai đoạn 2. Thực thi chiến lược.
Các nội dung chủ yếu ở giai đoạn này là soát xét lại tổ chức, đề xuất các chính sách cho quá trình thực hiện chiến lược, thiết lập mục tiêu và giải pháp trung hạn hàng năm và các kế hoạch ngắn hạn hơn, phân phối các nguồn lực tài nguyên theo các kế hoạch đã xây dựng. Giai đoạn 3. Đánh giá, điều chỉnh chiến lược. Giai đoạn này chủ yếu xem xét, đánh giá các yếu tố bên ngoài, bên trong doanh nghiệp, đo lường, đánh giá kết quả, so sánh chúng với các tiêu chuẩn và thực hiện điều chỉnh mục tiêu, chính sách và giải pháp cho phù hợp với những biểu hiện mới của môi trường kinh doanh.
Trên đây là các mô hình quản trị chiến lược. Chúng ta sang nội dung tiếp theo Các giai đoạn quản trị chiến lược. Quá trình quản trị chiến lược Thực chất là một quá trình quản lý. Nó cũng thực hiện 4 chức năng của quản lý. Đó là lập kế hoạch chiến lược, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra.
Người ta chia quá trình quản lý, chiến lược thành 2 giai đoạn. Đó là hoạch định chiến lược, thực hiện chức năng lập kế hoạch chiến lược. Thứ 2, tổ chức thực hiện chiến lược.
Chính là thực hiện 3 chức năng còn lại của quản lý. Đó là tổ chức, chỉ đạo thực hiện chiến lược và kiểm tra. Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, bộ máy hoạch định chiến lược là các nhà quản trị cấp cao nhất, bao gồm Tổng Giám đốc, Trị đạo trực tiếp, Phó Tổng Giám đốc, Thưởng phòng ban chức năng có trách nhiệm triển khai thực hiện.
Hoạch định chiến lược kinh doanh là quá trình xác định những nhiệm vụ, những mục tiêu cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với những phương thức tốt nhất để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ đó. Đây là giai đoạn quan trọng. Quan trọng nhất của quá trình quản lý chiến lược vì kết quả của giai đoạn này là một bản kế hoạch với các mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu.
Kết quả của giai đoạn này có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó, năng lực hoạch định chiến lược là yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với nhà quản trị cấp cao. Giai đoạn thứ hai, quá trình tổ chức thực hiện chiến lược là sự kết hợp, phối hợp hoạt động của các cá nhân, các bộ phận, các nguồn lực của doanh nghiệp thông qua các hoạt động thực tế nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược kinh doanh.
Đây là giai đoạn hành động chiến lược. Nó đảm bảo cho chiến lược được thực hiện thành công. Tổ chức thực hiện chiến lược gồm các bước sau đây.
Thứ nhất, xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện chiến lược. Bộ máy tổ chức thực hiện chiến lược là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. được chuyên môn hóa và có những quyền hạn, trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu và mục đích đã được xác định. Nhiệm vụ của bước này là phải xác định được những cá nhân, bộ phận nào chịu trách nhiệm triển khai và thực hiện chiến lược, các cá nhân, bộ phận nào có trách nhiệm phối hợp để thúc đẩy thực hiện chiến lược, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân đó.
Thứ hai, Việc xác định cơ cấu bộ máy phải căn cứ vào chiến lược và được điều chỉnh cho phù hợp với chiến lược. Sau khi tổ chức thực hiện chiến lược, bước tiếp theo là đánh giá chiến lược. Đây là bước cuối cùng của công tác tổ chức thực hiện chiến lược. Tất cả các chiến lược đều được xây dựng cho tương lai.
Các yếu tố bên trong và bên ngoài lại thay đổi thường xuyên. Nên việc kiểm tra đánh giá chiến lược để đảm bảo thực hiện chiến lược thành công, quá trình kiểm tra phải được lập kế hoạch cụ thể, phải lựa chọn những hình thức kiểm tra phù hợp, đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược đúng theo định hướng và không bị phản trở. Trên đây là các giai đoạn quản trị chiến lược. Chúng ta sang nội dung tiếp theo, ra quyết định chiến lược. Quyết định chiến lược là các quyết định do cán bộ quản lý cấp cao nhất đưa ra để xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của một doanh nghiệp.
Ra quyết định chiến lược là một kỹ năng quan trọng để lãnh đạo có hiệu quả. Kết quả của các quyết định ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của công ty. Để ra được quyết định đúng, đòi hỏi sự kết hợp của kiến thức, kinh nghiệm và trực giác. 5 bước cơ bản để ra quyết định chiến lược. Bước thứ nhất, xác định vấn đề.
Cần trả lời được câu hỏi, vấn đề đó là gì? Nó có thể được giải quyết không? Liệu đây có thực sự là một vấn đề hay không? Hay chỉ là một dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn? Bước hai, thu thập thông tin.
Tìm kiếm lý do tại sao vấn đề xảy ra và diễn biến của vấn đề đó. Nhiên cứu, phỏng vấn các nguồn đáng tin cậy, các sự kiện được quan sát. Bước ba. Phát triển và đánh giá các lựa chọn. Chọn ra các lựa chọn mà cho thấy có triển vọng, cần thêm thông tin, có thể kết hợp hoặc loại bỏ được.
Cân nhắc các yếu tố thuận lợi hay bất lợi của mỗi lựa chọn. Dự đoán trước hậu quả của từng lựa chọn. Bước 4. Lựa chọn hành động tốt nhất.
Lựa chọn phương án hành động tốt nhất đáp ứng được các mục tiêu. tiêu nêu trên một cách triệt đệ nhất. Bước 5. Triển khai và theo dõi quyết định. Khi đã có lựa chọn được hành động tốt nhất, bước tiếp theo cần phải triển khai thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện, cần phải theo dõi sát sao quá trình triển khai thực hiện, quyết định, để nó luôn đi đúng hướng. Chúng ta vừa học xong chương 1, Tổng quan về Quản trị Chiến lược. Cô cảm ơn sự lắng nghe của các em.
Hẹn gặp lại các em ở các chương sau của môn học này nhé!